Điều bạn cần phải hiều về bệnh Tiểu đường trước khi chữa trị

> Theo Y học hiện đại, do việc chuyển hóa đường từ máu vào tế bào “có vấn đề”, đường trong máu không chuyển hết vào các tế bào, lượng đường dư được tiểu ra ngoài. Người mắc tiểu đường sau ăn đường huyết tăng rất nhanh và cao hơn mức cho phép, sau đó giảm cũng rất nhanh và thậm chí thấp hơn mức cho phép làm cho run tay chân, toát mồ hôi, gọi là “bị hạ đường huyết”.

> Phương pháp điều trị của Y học là khi đường huyết cao thì hạ nó xuống, nhưng không được hạ thấp quá ngưỡng dưới để tránh “bị hạ đường huyết”. Như vậy mục đích là ổn định đường huyết trong giới hạn trên và dưới chứ không phải là hạ đường huyết vô chừng.

> Điều này rất quan trọng vì nhiều người cứ nghe thấy dược liệu có công dụng hạ đường huyết là đổ xô đi mua về uống, thậm chí có người còn bỏ cả thuốc Tây y đang điều trị rất ổn định (gần đây báo chí có nói về “dây thìa canh”).

> Nếu bạn cần dược liệu có khả năng hạ đường huyết thì tôi cho ngay các bạn đây: Nhân sâm, Huyền sâm, Sinh địa, Hoài sơn, Kỷ tử, Ngưu bàng…Nhưng tôi khuyên bạn là đừng tự ý mua chúng về uống thay thuốc Tây, chúng không chữa được bệnh cho bạn đâu.

> Hiện nay cả Đông và Tây y đang cố gắng nghiên cứu (tôi cũng tham gia) nhưng vẫn chưa chữa được căn bệnh này. Nhiều người cho rằng bệnh “Tiểu đường” chính là bệnh “Tiêu khát” trong Đông y và áp dụng cách chữa cổ xưa nhưng không có kết quả.

> Theo tôi, việc áp dụng phương thuốc chữa bệnh “Tiêu khát” để chữa “Tiểu đường” không có kết quả là điều tất nhiên, bởi vì trong các bệnh án chữa bệnh “Tiêu khát” của cụ Hải Thượng Lãn Ông để lại ghi rõ “mới ốm dạy ăn phải đồ khó tiêu, bụng đầy cứng, có khối nổi như cục mà không phải là cục, bụng đau quằn quại, sốt nóng, khát, uống vào 1 mà tiểu ra 2…”, chỉ uống vài thang thuốc sắc là khỏi.

> Vậy nên tôi khuyên bạn, nếu có bị Tiểu đường, hãy đi khám Bác sỹ để điều trị và đừng bao giờ tin vào “thuốc Gia truyền nhiều đời” để rồi mất tiền, mất cơ hội Vàng do bệnh đã biến chứng.

0